Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương và hội nhập giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hàng hóa 2 nước được vận chuyển qua cửa khẩu bằng các phương tiện vận tải đường bộ. Các khu kinh tế cửa khẩu sẽ có những chính sách ưu đãi về thuế, hải quan,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh. Hãy cùng Quảng Ninh Có Gì điểm danh ngay các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái nằm ở phường Hòa Lạc, thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu Móng Cái là một trong những cửa khẩu biên giới quan trọng nhất của Việt Nam với Trung Quốc. Cửa khẩu Móng Cái thông thương với cửa khẩu quốc tế Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái diễn ra sôi động với nhiều mặt hàng đa dạng như: nông sản, thực phẩm, đồ gia dụng, điện máy,… DHD Logistics có 1 kho hàng tại Đông Hưng, nhận ký gửi vận chuyển hàng Trung Việt.
Chi cục Hải quan Móng Cái cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 2,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,72 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 1,1 tỷ USD (tăng 6,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022).
2. Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tọa lạc tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía Bắc, cách Hà Nội 171 km về phía Đông Bắc.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) nối sang cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc thành phố Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc. Là một điểm quan trọng trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Thúc đẩy hoạt động kết nối văn hóa, du lịch và thương mại giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc). Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là một điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN.
>> Xem thêm:
3. Cửa khẩu Mường Khương (Lào Cai)
Nhắc đến các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc chắc chắn không thể thiếu cửa khẩu Mường Khương. Đây là cửa khẩu quốc tế được đặt tại thị trấn Mường Khương và xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Cửa khẩu Mường Khương, hay còn được gọi là cửa khẩu Tung Chung Phố đối diện với cửa khẩu Kiều Đầu. Cửa khẩu Kiều Đầu thuộc thị trấn Vân Sơn, huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu Mường Khương là cửa khẩu quốc gia loại II, cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh cư dân biên giới và du khách quốc tế. Hoạt động giao thương qua cửa khẩu diễn ra sôi nổi:
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: phốt pho vàng, gỗ ván bóc, nông sản, bánh kẹo….
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: phân bón, than cốc, quần áo, bánh kẹo, nông sản các loại…
Ngoài ra, cửa khẩu Mường Khương còn là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số và con người thân thiện, mến khách.
4. Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng)
Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng nằm ở vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Thông thương với cửa khẩu quốc tế Thủy Khẩu, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế quan trọng của tỉnh Cao Bằng trong giao thương biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là thành tố chủ chốt trong việc lập ra khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Thời gian thông quan Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Việt Nam) từ 7 – 16h, tại cửa khẩu Thủy Khẩu (Trung Quốc) từ 8 – 17h.
5. Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang)
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy nằm tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nơi đây tiếp giáp với cửa khẩu Thiên Bảo thuộc huyện Ma Lật Pha, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế. Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại tỉnh Hà Giang. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy liên tục tăng trong những năm qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Giang.
6. Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu)
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cửa khẩu Ma Lù Thàng là điểm đầu của quốc lộ 12, cách thành phố Lai Châu chừng 50 km. Cửa khẩu Kim Thủy Hà thuộc xã Na Phà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng được thành lập năm 2000, ban đầu chỉ là cửa khẩu phụ. Năm 2020, được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế theo đề nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trên đây là top 6 các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc nổi tiếng, hoạt động sôi nổi nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi xem bạn sẽ biết mình nên đi qua cửa khẩu nào để du lịch và kinh doanh.